Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không?
Trong một số trường hợp cảnh sát giao thông sẽ tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện vi phạm. Vậy trong khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe thì có được lái xe không?
1. Khi nào bị tạm giữ Giấy phép lái xe?
Việc tạm giữ Giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính còn đề cập đến việc tạm giữ giấy phép để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
Người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thứ tự:
- Giấy phép lái xe;
- Giấy phép lưu hành phương tiện;
- Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.
Theo đó, cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
2. Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe?
Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì có thể kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Trong đó, thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm Giấy phép lái xe bị tạm giữ thực tế.
Khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, có thể hiểu, trong thời hạn bị tạm giữ Giấy phép lái xe ghi tại biên bản, người vi phạm vẫn được coi là có Giấy phép lái xe và được điều khiển phương tiện tham gia giao thông như bình thường.
Nếu sau thời hạn này chưa nộp phạt và vẫn điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt như không có Giấy phép lái xe theo Nghị định 100, mức phạt cụ thể:
>>> Xem thêm: Phí dịch vụ làm sổ đỏ nhanh được quy định như thế nào? Ai là người có quyền thu phí?
Đối với xe máy:
- Xe mô tô 02 bánh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 21).
- Xe mô tô 02 bánh từ 175 cm3, xe mô tô 03 bánh: Phạt tiền từ 03 - 04 triệu đồng (điểm b Khoản 7 Điều 21).
Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng (điểm b khoản 8 Điều 21).
3. Bị tạm giữ giấy phép lái xe trên VNeID, dùng bản giấy được không?
Theo khoản 3 Điều 18 Thông tư 32/2023/TT-BCA, sửa đổi bởi Thông tư 28/2024/TT-BCA, khi tiến hành kiểm soát, cảnh sát giao thông sẽ đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ có liên quan hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong tài khoản định danh điện tử trên VNeID.
Nếu thuộc trường hợp phải tạm giữ giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có thể thực hiện tạm giữ trên môi trường điện tử và cập nhật thông tin về việc tạm giữ đó trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính và đồng bộ với VNeID.
Do đó, khi người vi phạm giao thông bị tạm giữ giấy tờ trên VNeID thì không thể sử dụng bản giấy thay cho bản điện tử đã bị tạm giữ. Bởi khi thực hiện tạm giữ giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông đã thực hiện đồng bộ thông tin tạm giữ trên hệ thống xử phạt vi phạm hành chính cũng như VNeID.
Trong quá trình thực hiện kiểm tra giấy tờ mà người vi phạm xuất trình bản giấy thì cảnh sát giao thông phải thực hiện thủ tục tra cứu thông tin liên quan đến giấy tờ đó trong hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính, cơ sở dữ liệu khác.
Do đó, khi đã có thông tin vi phạm hành chính thì đương nhiên giấy tờ bản giấy cũng sẽ không được chấp nhận là giấy tờ hợp lệ khi tham gia giao thông.
>>> Xem thêm: Cho thuê nhà, căn hộ, văn phòng đang là mô hình thịnh hành hiện nay
Trên đây là thông tin về: Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng Hà Nội mở cửa làm việc cả thứ 7 và chủ nhât
1. Khi nào bị tạm giữ Giấy phép lái xe?
Việc tạm giữ Giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong các trường hợp thật cần thiết theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính còn đề cập đến việc tạm giữ giấy phép để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
[Only admins are allowed to see this image]
Người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ sau cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt theo thứ tự:
- Giấy phép lái xe;
- Giấy phép lưu hành phương tiện;
- Giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện.
Theo đó, cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ Giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên.
Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
2. Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe?
Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì có thể kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Trong đó, thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm Giấy phép lái xe bị tạm giữ thực tế.
Khi bị tạm giữ Giấy phép lái xe, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản, người vi phạm chưa đến để giải quyết vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Như vậy, có thể hiểu, trong thời hạn bị tạm giữ Giấy phép lái xe ghi tại biên bản, người vi phạm vẫn được coi là có Giấy phép lái xe và được điều khiển phương tiện tham gia giao thông như bình thường.
Nếu sau thời hạn này chưa nộp phạt và vẫn điều khiển phương tiện thì sẽ bị xử phạt như không có Giấy phép lái xe theo Nghị định 100, mức phạt cụ thể:
>>> Xem thêm: Phí dịch vụ làm sổ đỏ nhanh được quy định như thế nào? Ai là người có quyền thu phí?
Đối với xe máy:
- Xe mô tô 02 bánh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô: Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 21).
- Xe mô tô 02 bánh từ 175 cm3, xe mô tô 03 bánh: Phạt tiền từ 03 - 04 triệu đồng (điểm b Khoản 7 Điều 21).
Đối với xe ô tô: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng (điểm b khoản 8 Điều 21).
[Only admins are allowed to see this image]
3. Bị tạm giữ giấy phép lái xe trên VNeID, dùng bản giấy được không?
Theo khoản 3 Điều 18 Thông tư 32/2023/TT-BCA, sửa đổi bởi Thông tư 28/2024/TT-BCA, khi tiến hành kiểm soát, cảnh sát giao thông sẽ đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình các giấy tờ có liên quan hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong tài khoản định danh điện tử trên VNeID.
Nếu thuộc trường hợp phải tạm giữ giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có thể thực hiện tạm giữ trên môi trường điện tử và cập nhật thông tin về việc tạm giữ đó trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính và đồng bộ với VNeID.
Do đó, khi người vi phạm giao thông bị tạm giữ giấy tờ trên VNeID thì không thể sử dụng bản giấy thay cho bản điện tử đã bị tạm giữ. Bởi khi thực hiện tạm giữ giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông đã thực hiện đồng bộ thông tin tạm giữ trên hệ thống xử phạt vi phạm hành chính cũng như VNeID.
Trong quá trình thực hiện kiểm tra giấy tờ mà người vi phạm xuất trình bản giấy thì cảnh sát giao thông phải thực hiện thủ tục tra cứu thông tin liên quan đến giấy tờ đó trong hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính, cơ sở dữ liệu khác.
Do đó, khi đã có thông tin vi phạm hành chính thì đương nhiên giấy tờ bản giấy cũng sẽ không được chấp nhận là giấy tờ hợp lệ khi tham gia giao thông.
>>> Xem thêm: Cho thuê nhà, căn hộ, văn phòng đang là mô hình thịnh hành hiện nay
Trên đây là thông tin về: Bị tạm giữ Giấy phép lái xe có được lái xe không? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xoanvpccnh165- Tổng số bài gửi : 179
Join date : 29/06/2022
Similar topics
» 2024, Có được phép chuyển nhượng đất trong quy hoạch không?
» Nhà Tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh tại Bắc Ninh
» Có được phép tặng cho quyền sử dụng đất khi còn đang nợ tiền sử dụng đất hay không?
» KHÓA HỌC CHỨNG CHỈ SƠ CẤP VẬN TẢI XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
» Đất thuộc quy hoạch vẫn được phép sang tên Sổ đỏ?
» Nhà Tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh tại Bắc Ninh
» Có được phép tặng cho quyền sử dụng đất khi còn đang nợ tiền sử dụng đất hay không?
» KHÓA HỌC CHỨNG CHỈ SƠ CẤP VẬN TẢI XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
» Đất thuộc quy hoạch vẫn được phép sang tên Sổ đỏ?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết