Các quy định người nước ngoài cần biết khi mua nhà ở tại Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Các quy định người nước ngoài cần biết khi mua nhà ở tại Việt Nam
Khi người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam cần phải biết điều kiện, khu vực được mua, hồ sơ, thủ tục mua nhà và cấp Giấy chứng nhận, đồng thời cần nắm rõ quy định về thời hạn và thủ tục gia hạn sở hữu nhà ở. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Chi phí dịch vụ làm sổ đỏ nhanh tại Hà Nội là bao nhiêu? Sau bao lâu thì có sổ?
1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở năm 2023, đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; (đối tượng 1).
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức nước ngoài) (đối tượng 2).
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam (đối tượng 3).
2. Điều kiện sở hữu nhà ở Việt Nam
Mặc dù thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định trên nhưng tổ chức, cá nhân nước ngoài không đương nhiên được sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà phải đáp ứng những điều kiện theo quy định tại Điều 18 Luật Nhà ở 2023, cụ thể:
- Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng 1 phải là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
- Đối với tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng 2 phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Đối với cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng 3 phải không thuộc trường hợp được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định rõ tại Điều 3 Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:
- Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ pháp lý tương đương nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở.
- Đối với tổ chức nước ngoài thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; Đối với tổ chức nước ngoài không thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
>>> Xem thêm: Dịch thuật công chứng hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài tại Hà Nội
3. Có được mua nhà mặt phố, nhà riêng lẻ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức sau đây:
- Đối tượng 1 được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam;
- Đối tượng 2, 3 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 của Luật Nhà ở 2023;
- Đối tượng 2, 3 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở.
Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn được mua nhà ở riêng lẻ nhưng phải nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, đồng thời không được mua nhà mặt đường, mặt phố nếu không nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.
4. Thủ tục mua nhà ở tại Việt Nam
Khi đáp ứng đủ điều kiện được mua nhà ở tại Việt Nam và nhà ở đó thuộc khu vực được sở hữu thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục mua nhà theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam
* Đối với tổ chức nước ngoài
Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này (căn cứ điểm d khoản 2 Điều 20 Luật Nhà ở 2023).
* Đối với cá nhân nước ngoài
Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và được gia hạn một lần với thời hạn không quá 50 năm nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận (căn cứ điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Nhà ở 2023).
>>> Xem thêm: Top những vị trí cần biết khi mua bán bất động sản Hà Nội để tìm được nhà đẹp, giá rẻ
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Các quy định người nước ngoài cần biết khi mua nhà ở tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
>>> Xem thêm: Chi phí dịch vụ làm sổ đỏ nhanh tại Hà Nội là bao nhiêu? Sau bao lâu thì có sổ?
1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở năm 2023, đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; (đối tượng 1).
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức nước ngoài) (đối tượng 2).
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam (đối tượng 3).
[Only admins are allowed to see this image]
2. Điều kiện sở hữu nhà ở Việt Nam
Mặc dù thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định trên nhưng tổ chức, cá nhân nước ngoài không đương nhiên được sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà phải đáp ứng những điều kiện theo quy định tại Điều 18 Luật Nhà ở 2023, cụ thể:
- Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng 1 phải là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
- Đối với tổ chức nước ngoài thuộc đối tượng 2 phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Đối với cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng 3 phải không thuộc trường hợp được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.
Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định rõ tại Điều 3 Nghị định 95/2024/NĐ-CP như sau:
- Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu nhập cảnh vào Việt Nam hoặc giấy tờ pháp lý tương đương nhập cảnh vào Việt Nam tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở.
- Đối với tổ chức nước ngoài thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; Đối với tổ chức nước ngoài không thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
>>> Xem thêm: Dịch thuật công chứng hợp đồng mua bán hàng hóa với đối tác nước ngoài tại Hà Nội
3. Có được mua nhà mặt phố, nhà riêng lẻ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức sau đây:
- Đối tượng 1 được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam;
- Đối tượng 2, 3 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 của Luật Nhà ở 2023;
- Đối tượng 2, 3 được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở.
Như vậy, tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn được mua nhà ở riêng lẻ nhưng phải nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, đồng thời không được mua nhà mặt đường, mặt phố nếu không nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.
4. Thủ tục mua nhà ở tại Việt Nam
Khi đáp ứng đủ điều kiện được mua nhà ở tại Việt Nam và nhà ở đó thuộc khu vực được sở hữu thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục mua nhà theo quy định của pháp luật Việt Nam.
[Only admins are allowed to see this image]
5. Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam
* Đối với tổ chức nước ngoài
Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này (căn cứ điểm d khoản 2 Điều 20 Luật Nhà ở 2023).
* Đối với cá nhân nước ngoài
Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và được gia hạn một lần với thời hạn không quá 50 năm nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận (căn cứ điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Nhà ở 2023).
>>> Xem thêm: Top những vị trí cần biết khi mua bán bất động sản Hà Nội để tìm được nhà đẹp, giá rẻ
Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề: Các quy định người nước ngoài cần biết khi mua nhà ở tại Việt Nam. Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:
MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [Only admins are allowed to see this link]
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: [Only admins are allowed to see this link]
Xoanvpccnh165- Tổng số bài gửi : 180
Join date : 29/06/2022
Similar topics
» Người Việt Nam có thể mua lại nhà của người nước ngoài không?
» Người Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam Có Cần Phải Đóng Bảo Hiểm Không?
» Có được tự ý bán nhà đất khi có vợ/chồng là người nước ngoài?
» Những quy định người mua chung cư mini cần biết kể từ 2025
» Ford Việt Nam có tổng giám đốc mới là người Việt Nam
» Người Nước Ngoài Làm Việc Tại Việt Nam Có Cần Phải Đóng Bảo Hiểm Không?
» Có được tự ý bán nhà đất khi có vợ/chồng là người nước ngoài?
» Những quy định người mua chung cư mini cần biết kể từ 2025
» Ford Việt Nam có tổng giám đốc mới là người Việt Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết